Để có được 1 cảnh quan sân vườn đẹp, ngoài tính sáng tạo là tất yếu, cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được đề ra. 8 quy tắc cơ bản sau đây của Nhà Xinh sẽ giúp chúng ta có được những khái niệm để tránh những sai lầm trong thiết kế sân vườn.
- Tính thống nhất
Nói nôm na, đó chính là phong cách, là chủ đề chính khi ta muốn thiết kế 1 khoảng sân vườn nào đó. Phong cách vườn châu Âu, đồng quê Nam bộ, thiền định, Phật giáo,…. Rất đa dạng để chúng ta lựa chọn xem cái nào phù hợp với mình. Tính thống nhất đến từ chủng loại, kết cấu, kích thước, màu sắc của cây, đá, vật trang trí,… mọi thứ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
- Tính đơn giản
Sự đơn giản bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao trong việc thiết kế và định hình kiến trúc nói riêng và những gì thuộc khuynh hướng nghệ thuật nói chung. Khi mọi thứ được làm đơn giản đi thì ta có thể dễ dàng quy định 1 cái gì đó là điểm nhấn, là chủ đạo và người khác sẽ thấy được ngôn ngữ thiết kế, thông điệp chủ đề mà ta muốn gửi gắm tới. Chủ đạo ở mảng sân vườn thông thường là sự kết hợp của nhiều loại cây, tập trung màu sắc hoặc làm nổi bật ở những điểm cần nhấn ….
- Tính cân bằng
Cân bằng đối xứng:
Đúng với tên gọi, nó được dành cho những người yêu thích sự chỉn chu, nguyên tắc. Với tính chất này, sân vườn sẽ mang đến một cái nhìn trực quan, dễ chịu và thích mắt. Người ta áp dụng tính cân bằng đối xứng khi thiết kế lối đi trong sân vườn, 2 bên được trồng cây cùng loại, cùng kích thước, cùng màu. Lợi cũng bất cập hại, chúng ta phải thường xuyên chăm sóc cắt tỉa để mọi thứ đồng đều.
Cân bằng không đối xứng:
Với nghệ thuật, sự sáng tạo là không có điểm dừng. Những thứ tưởng chừng như lộn xộn, vô hại lại kết hợp với nhau 1 cách ăn khớp, tạo ra một khối cảnh quan vô cùng sinh động đẹp mắt. Điển hình cho tính chất này là sân vườn Nhật Bản. Sự tài tình, khéo léo của người thiết kế thể hiện qua việc mang những thứ tưởng chừng như không liên quan gì nhau lại có thể hoàn quyện với nhau theo 1 quy tắc ngầm nào đó.
- Tính cân đối
Với Nhà Xinh, cân đối không có giống như cân bằng. Cân đối nghiêng về tỷ lệ giữa các chi tiết với nhau để đảm bảo cho một khung cảnh chuẩn mực hài hòa. Ví dụ như xây sân vườn nhỏ mà đào ao hoặc đặt tượng đá quá to thì sẽ biến thành 1 thiết kế thảm họa.
- Tính lặp lại
Việc sử dụng tính lặp lại trong thiết kế cảnh quan đòi hỏi người thiết kế phải biết đâu là chừng mực, bởi lặp lại quá nhiều một chi tiết sẽ sinh ra cảm giác đơn điệu, nhàm chán và lãng phí. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều chi tiết lại thành “cảnh hỗn độn”, lộn xộn, rối rắm. Để vận dụng được tính lặp lại, đòi hỏi sự khéo léo và thận trọng.
- Chuyển tiếp tự nhiên
Sự chuyển cảnh trong thiết kế nội ngoại thất, sân vườn nếu không được làm khéo léo thì sẽ làm cho người khác hụt hẫng, khó chịu khi chuyển đột ngột từ cảnh này sang cảnh khác. Phải đảm bảo sự thông suốt, kết nối liền mạch, giúp người khác từ từ đi từ cái này sang cái khác để có thể cảm nhận rõ hơn phong cách chủ đạo mà gia chủ muốn phô bày.
Ngoài ra, cũng có thể nhờ vào hiệu ứng màu sắc để tạo sự chuyển tiếp, chẳng hạn chuyển đổi từ từ từ cây có tông màu ấm sang cây có tông màu lạnh để giúp cảnh quan sân vườn trở nên mượt mà và thực tế hơn. Hay có một cách chuyển tiếp được nhiều nhà thiết kế áp dụng đó là trồng cây có lá to dày bên ngoài, tiếp đến là cây có lá nhỏ mỏng bên trong, tạo nên một ranh giới vô cùng tự nhiên và ấn tượng.
- Màu sắc
– Màu ấm: Sử dụng vào cảnh quan sân vườn trước để tạo sự ấm cúng, gần gũi và thân thiện.
– Màu lạnh: Sử dụng cho cảnh quan sân vườn nhỏ, tạo cảm giác linh hoạt và sáng sủa.
Kết hợp nhiều màu khác nhau để tạo một hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Hoa vàng trên cỏ xanh, kết hợp vài bông hoa trắng và tím sẽ gây ấn tượng sâu đậm về một khung cảnh thiên nhiên thuần túy tại gia
- Đường
– Các đường thẳng: Tạo cảm giác mạnh mẽ nhưng lại an toàn và dễ chịu trong thiết kế cảnh quan.
– Các đường lượn sóng: Tạo chiều sâu và cảm giác phóng khoáng cho sân vườn.